ỨNG DỤNG DICAR KẾT NỐI NGƯỜI THUÊ XE VÀ CHỦ XE. MỤC TIÊU TẠO RA MỘT CỘNG ĐỒNG THUÊ VÀ CHO THUÊ XE ĐƠN GIẢN AN TOÀN HIỆU QUẢ.
Tải Ứng Dụng
Xe tự lái
Đi Riêng
Đi Chung
Tài Xế
Mua bán xe
Garage Liên Kết
Bảo Hiểm Liên Kết
Cho thuê xe
- Linh hoạt hình thức đăng ký xe cho thuê
- Không ràng buộc giá cho thuê.
- Nhận ưa đãi khi sửa chữa bảo dưỡng xe tại mạng lưới Garage liên kết với Dicar.
Thuê xe
- Đa dạng dòng xe
- Giá thuê minh bạch, rõ ràng chi tiết.
TÍNH NĂNG ĐẶT BIỆT - KHÔNG CÓ XE VẪN CÓ THỂ CHO THUÊ XE GIỚI THIỆU XE CHO KHÁCH HÀNG CẦN THUÊ XE TRÊN APP ĐỂ CẢ 2 CÙNG NHẬN TIỀN THƯỞNG.
Tìm hiểu ngay*TÍNH KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC
Nguyên nhân được nhiều người chấp nhận nhất là các mẫu xe Hatchback nói riêng và các dòng xe đuôi cụt khác như SUV, Crossover có cần gạt nước kính phía sau là bởi tính khí động lực học. Vì cửa kính phía sau của các dòng xe này rất dễ bị bám bụi bẩn và nước vào kính chắn gió gây cản trở tầm nhìn cho tài xế cũng như hành khách.
Với các dòng xe Sedan các luồng khí được phân tán đều ở phần cuối xe, do vậy thì nó không bám nhiều bụi bẩn. Đặc điểm này tùy theo cấu tạo khí động lực học của từng loại xe.
Hiểu đơn giản, tính khí động lực học trên ô tô là các luồng khí chạy dọc theo thân xe sẽ bị nhiễu động và tụ thành một vùng ở phía cản sau. Các dòng xe đuôi cụt thường có nhiễu động mạnh hơn nên cần có cần gạt nước rửa kính phía sau.
Trong khi đó, các dòng xe Sedan thường có mái dốc, đuôi xe dài giúp cho luồng không khí và nước được lưu thông và không bị chặn lại, do vậy chúng không cần cần gạt.
Trên thực tế, trước đây, các dòng xe Sedan cũ vẫn có cần gạt nước cửa kính sau vì chúng từng được thiết kế với kiểu kính chắn gió sau dạng dốc đứng do vậy nó sẽ vẫn tích tụ bụi bẩn.
Theo thời gian, tư duy của các nhà sản xuất ô tô đã thay đổi đáng kể, ngày nay phần trụ C của Sedan được vuốt nghiêng về phía sau nhằm tạo tính động lực học tốt hơn cũng như giúp ô tô nhìn thanh thoát và hiện đại hơn.
=> Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và mong nhận được góp ý từ các bác.
https://dicar.vn/ecommerce
#DiCar
Đầu tiên chúng ta cần biết được dung tích của bình xăng. Để biết được dung tích của bình xăng thì bạn có thể tìm trong cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm xe. Ở hầu hết các xe thì khi mức nhiên liệu trong bình giảm xuống mức nhiên liệu dữ trữ thì đèn báo xăng sẽ bật lên.
Không có tiêu chuẩn chung nào về mức nhiên liệu dự trữ cho tất cả các loại bình xăng, nhưng thông thường khi đèn xăng báo sáng thì có nghĩa là xăng trong bình chứa sẽ còn lại khoảng 10 – 15 % dung tích tổng thể của bình. Khi đã xác định được con số này rồi thì bạn có thể dựa vào mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe để xác định được số km mà chiếc xe có thể hoàn thành với lượng xăng còn lại.
Trong trường hợp không tự tin vào khả năng tính toán của mình thì bạn có thể sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến trên “Tank on Empty”. Với hệ thống này thì bạn chỉ cần nhập thông tin chiếc xe mà mình đang chạy và tổng quãng đường đã đi qua sau khi đèn báo xăng bật lên, hệ thống này sẽ giúp bạn tính toán và xác định số km mà xe bạn có thể đi tiếp.
Ví dụ, dựa trên 325 câu trả lời của hệ thống này thì khoảng cách trung bình mà một chiếc Honda Accord có thể hoàn thành khi đèn báo xăng đã bật là khoảng 75 km. Trong khi đó Toyota Camry đi được quãng đường ngắn hơn với khoảng 71 km, Nissan Altima là 66 km.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý quan tâm đến đời xe. Lý do là vì ở mỗi đời xe khác nhau sẽ có những thay đổi về dung tích bình nhiên liệu. Dung tích này cũng có thể khác nhau ở mỗi phiên bản. Bên cạnh đó thì thói quen lái xe của bạn cũng sẽ quyết định đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.
=> Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và mong nhận được góp ý từ các bác.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến không ít lái xe vướng phải rất nhiều lỗi gây nguy hiểm cho chính mình và cộng đồng khi chạy trên đường cao tốc. Lỗi chủ quan của người lái, lỗi từ chính hệ thống giao thông, và đặc biệt một phần lỗi không nhỏ đến từ công tác đào tạo lái xe còn nhiều thô sơ, cũng như sự giám sát lỏng lẻo từ cấp thẩm quyền. Tuy nhiên nếu nắm vững các kinh nghiệm dưới đây, chắc chắn chúng ta không chỉ lái xe an toàn hơn mà còn giúp tránh các tai nạn không đáng có.
1. GIỮ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN
Đây là lỗi rất thường gặp trên đường cao tốc. Việc bám đuôi xe phía trước không mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta, trái lại gây hạn chế tầm quan sát cũng như tai nạn liên hoàn dễ xảy ra nếu các xe phía trước phanh gấp.
Lỗi này ngoài yếu tố chủ quan, còn đến từ yếu tố khách quan. Không ít lái xe mơ hồ về khái niệm quãng đường phanh khi chúng ta cần phanh gấp. Tốc độ càng cao, quãng đường phanh cần thiết để xe dừng hẳn càng dài. Chính vì thế khoảng cách an toàn theo thói quen khi di chuyển trong phố hằng ngày lại gây ra tác dụng ngược, khiến chúng ta khó có thể phanh gấp khi có sự cố.
2. PHÓNG NHANH VÀ PHANH GẤP
Một
lái xe điềm đạm hằng ngày cũng không thể tránh sự phấn khích và hưng phấn khi
được lái xe ở tốc độ cao hơn. Và hành vi phóng nhanh, phanh gấp vô tình gây
nguy hiểm cao độ cho chúng ta.
Rất
nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra tại hai đầu ra và vào cao tốc. Lái xe thường
tăng tốc lên rất nhanh ở đầu vào cao tốc, nhưng lưu lượng giao thông lớn, gia tốc
các xe nhanh chậm khác nhau, và rất dễ xảy ra va chạm nếu một xe nào đó phanh gấp
đột ngột.
Do đó, chúng ta cần phải lái xe rất cẩn thận và nên di chuyển đồng tốc với các xe xung quanh. Và chúng ta chỉ thực sự tăng tốc khi mật độ giao thông đã thoáng hơn, các xe khác di chuyển ổn định hơn.
3. ĐẢO LÀN LIÊN TỤC
Phong cách lái xe này không chỉ gây nguy hiểm cho người khác mà còn cho chính bản thân người lái. Việc đảo làn liên tục ở tốc độ cao khiến trọng tâm xe thay đổi liên tục, rất dễ xảy ra tai nạn lật xe, dù có khi chỉ là một va chạm rất nhẹ.
Ngoài ra việc đảo làn liên tục cũng vô tình gây cản trở giao thông cho những phương tiện khác. Đôi khi việc đảo làn này cũng gây ra những tình huống cúp đầu xe khác bất ngờ, tạo nên những sự gây gổ, đôi co không cần thiết. Đã từng có rất nhiều trường hợp lái xe ẩu đả nhau trên cao tốc vì các tình huống tương tự.
4. NHẬP LÀN KHÔNG ĐÚNG NGUYÊN TẮC
Tại các đoạn ra vào cao tốc, các cơ quan quản lý đều chuẩn bị sẵn các làn đường để chúng ta có thể giảm tốc độ hoặc tăng tốc độ phù hợp. Tuy nhiên đôi khi người lái vì thiếu tập trung hoặc không tìm hiểu trước các đoạn ra/vào cao tốc nên điều khiển xe gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
Chúng ta cần phải nhớ nguyên tắc di chuyển đồng tốc với các phương tiện đang di chuyển, kể cả lúc ra hoặc vào cao tốc. Ngoài ra, chúng ta cũng phải đáp ứng được tốc độ di chuyển tối thiểu trên cao tốc. Khi di chuyển dưới tốc độ tối thiểu, bạn vô tình trở thành một vật cản trở trên cao tốc, và rất có thể lái xe khác sẽ tông bạn từ phía sau.
5. DỪNG ĐỖ KHÔNG ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH
Cao
tốc là một loại đường giao thông đặc thù, khác hẳn với các đoạn đường thông thường.
Các phương tiện trên cao tốc bắt buộc phải di chuyển liên tục, không được dừng
lại trừ các tình huống khẩn cấp.
Tuy
nhiên rất nhiều người cho xe dừng đỗ trên cao tốc vì những lý do cá nhân khác,
tạo ra các tình huống hết sức nguy hiểm. Tốc độ di chuyển trên cao tốc là rất
cao, và chỉ cần một viên đá văng ra từ bánh của một chiếc xe vận tải cỡ lớn
cũng có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng cho những người dừng đỗ ven đường.
Nếu va phải cửa kính trên xe có thể gây ra nứt, thậm chí vỡ vụn.
Chúng ta chỉ nên dừng xe tại các đoạn được phép hoặc trạm dừng chân được bố trí dọc theo cao tốc, cách xa làn đường di chuyển của các phương tiện khác.
6. VƯỢT TRONG LÀN DỪNG KHẨN CẤP
Làn
dừng khẩn cấp trên cao tốc có 2 chức năng chính:
+
Dừng xe khi gặp sự cố không thể tiếp tục lưu thông.
+ Để các xe khẩn cấp di chuyển khi có sự cố hoặc tai nạn, để có thể tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất.
Tuy
nhiên, lái xe Việt sẵn sàng tranh thủ sự vắng bóng cơ quan chức năng để vượt
trên làn đường này, mà không biết rằng mình đang gây nguy hiểm cho bản thân và
xã hội. Đây là một lỗi rất phổ biến trên cao tốc và đã có các tai nạn đặc biệt
nghiêm trọng vì vượt trong làn dừng khẩn cấp.
Do đó, tuyệt đối không di chuyển và vượt trên làn dừng khẩn cấp. Ngoài ra, nếu chúng ta gặp các sự cố trên đường cao tốc, hãy bình tĩnh và hướng xe di chuyển chậm dần vào làn đường khẩn cấp, tránh dừng gấp và đột ngột. Đồng thời đặt các vật hoặc đèn báo hiệu để các phương tiện khác có thể nhận thấy từ đằng xa.
7. ĐI NGƯỢC CHIỀU TRÊN CAO TỐC
Đây
cũng là một lỗi khá phổ biến tại Việt Nam. Dù mức xử phạt đã được nâng lên rất
cao, nhưng vẫn không ít lái xe sẵn sàng vi phạm để thuận tiện cho bản thân
mình. Theo Nghị định 46/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên
cao tốc sẽ bị xử phạt từ 7 – 8 triệu đồng, đồng thời bị tước GPLX từ 4 – 6
tháng.
Nếu chẳng may đã vượt quá lối ra hoặc quay đầu của cao tốc, chúng ta hãy cố gắng đi thêm một chút để ra ở ngã rẽ tiếp theo. Chi phí đi thêm không đáng là bao so với mức xử phạt, nhưng đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.
1. MẤT PHANH
Mất phanh là một trong những tình huống nguy hiểm nhất, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn thảm khốc. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp này, các bác có 2 phương pháp để xử lý:
Một là phanh bằng động cơ: Tức là về số thấp để giảm vận tốc của xe.
Hai là dùng phanh khẩn cấp (phanh tay): Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trơn trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.
2. NỔ LỐP
Ô tô bất ngờ nổ lốp là một trong những tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô. Lúc này, đòi hỏi các bác phải giữ bình tình để xử lý đúng cách: Hãy giữ chặt tay lái, cố gắng điều khiển xe đi đúng hướng nhất có thể và đạp lút chân ga trong khoảng vài giây rồi từ từ nhả ra để đánh lái vào lề.
Lưu ý là với tình huống này, các bác tuyệt đối không nên dùng chân phanh bởi việc phanh đột ngột khi xe nổ lốp sẽ rất dễ khiến xe bị lật. Để phòng ngừa xảy ra tình huống nguy hiểm này, các bác nên định kỳ kiểm tra lốp và áp suất lốp nhằm điều chỉnh phù hợp, thay thế đúng lúc.
3. MƯA BÃO
Những cơn mưa xối xả có thể ập đến bất cứ lúc nào. Khi đang lái xe trên đường mà gặp trời mưa bất chợt, hãy:
+ Giảm tốc độ: Lái xe dưới trời mưa thì tốt hơn hết nên đi với tốc độ chậm bởi lúc này đường rất trơn, tầm nhìn bị hạn chế. Việc giảm tốc độ sẽ giúp chúng ta quan sát cẩn thận hơn.
+ Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước.
+ Bật đèn cos hoặc đèn sương mù: Đèn cos hoặc đèn sương mù sẽ giúp các bác có được tầm nhìn tốt hơn khi trời mưa, đồng thời giúp cho các xe đi sau, xe đi ngược chiều dễ dàng nhìn thấy xe của mình trong màn mưa xối xả. Lưu ý là khi trời mưa, các bác tuyệt đối không nên bật đèn pha ở những nơi đông xe hoặc trong khu dân cư.
+ Tuyệt đối không khởi động lại động cơ nếu xe bị chết máy: Khi xe bị chết máy, thay vì cố gắng khởi động lại, hãy đóng cửa xe và gọi cứu hộ để đưa xe ra vùng ngập nước an toàn.
4. XE CÓ MÙI VÀ KHÓI BỐC LÊN TỪ NẮP CAPO
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do nước làm mát chảy vào động cơ, do cổ xả của động cơ bị dầu xâm nhập. Nếu kiểm tra và chính xác là do 2 nguyên nhân trên thì các bác có thể điều khiển xe tới gara để được khắc phục. Tuy nhiên nếu không phải do 2 nguyên nhân trên, hãy dừng xe và gọi cho đội cứu hộ.
5. ẮC QUY HẾT ĐIỆN, KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC MÁY
Nếu trường hợp này xảy ra trên xe số sàn, khi ắc quy vẫn còn một chút năng lượng và xe đang đỗ ở trên dốc xuống thì có thể lợi dụng dốc để khởi động máy. Cài số rồi đạp côn cho xe trôi tự do, rồi khi xe đã có đà thì nhả côn. Nếu ắc quy đã hết sạch năng lượng, hoặc xe số tự động thì nhất thiết phải có ứng cứu từ bên ngoài. Lúc này, dây câu sẽ phát huy tác dụng nếu có xe khác hỗ trợ.
=> Trên đây là cách xử lý các tình huống khẩn cấp khi lái xe. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và mong nhận được góp ý từ các bác.
DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ
Thông thường các xe được khuyến cáo thay dầu nhớt sau khi vận hành khoảng 5.000 km hoặc sau 3 tháng. Trên que thăm dầu có 2 mức Max và Min, dầu động cơ nằm giữa 2 mức này sẽ đảm bảo khả năng hoạt động tốt. Nếu dầu chuyển màu đen hoặc cà phê đặc thì cần phải đem đến các đại lý gần nhất để thay dầu ngay.
DẦU PHANH
Qua thời gian sử dụng dầu phanh sẽ chứa cặn bẩn ảnh hưởng đến tính chính xác khi người lái đạp phanh gây nên mất an toàn. Loại dung dịch này có bình chứa riêng và theo khi nhìn vào vạch “Min", “Max" sẽ biết được mức còn lại trong bình, cần thay mới sau 40.000 km.
DẦU TRỢ LỰC LÁI
Dầu trợ lực lái không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình truyền lực, khiến vô lăng bị nặng khi thao tác thậm chí gây ra tiếng ồn. Bạn có thể kiểm tra dầu trợ lực lái theo que thăm dầu tương tự dầu máy động cơ. Nếu dầu trợ lực lái có màu nâu, đen thì cần phải tiến hành kiểm tra và thay thế ở các đại lý gần nhất.
NƯỚC LÀM MÁT
Nước làm mát có vai trò “giải nhiệt" cho động cơ xe khi hoạt động. Cần đảm bảo nước giữa 2 vạch Full và Low và phải kiểm tra thay thế định kỳ. Chú ý khi thay bạn cần động cơ nguội, sau đó mở nắp két nước làm mát để tránh bị bỏng. Bạn cũng cần mang xe đến các đại lý uy tín để thay nước làm mát nhằm đảm bảo an toàn về chất lượng nước làm mát và quy trình thay.
NƯỚC RỬA KÍNH
Nhiều khách hàng ít chú ý đến nước rửa kính nên khi bấm nút không thấy nước phun ra. Ở các dòng xe hiện đại đã có tín hiệu báo nước rửa kính không đủ để người lái kiểm tra. Khá nhiều tài xế sử dụng nước lã để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên bạn cần thay đúng dung dịch nước rửa kính chuyên dụng để tuổi thọ của cần gạt nước được bền hơn.
120/33/8 Trường Chinh , Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
0988247572
hotro.dicar@gmail.com
Copyright@ 2020 Design By Dicar